Trang chủ Thủ thuật máy tính Hướng dẫn kiểm tra thông tin cá nhân có bị rò rỉ hay không

Hướng dẫn kiểm tra thông tin cá nhân có bị rò rỉ hay không

bởi Sharescript.net

Dạo gần đây chúng ta thấy ngày càng nhiều vụ rò rỉ dữ liệu từ các trang web lớn. Ví dụ như vụ Rò rỉ 50 triệu người dùng Facebook hồi tháng 3, hay vụ Yahoo bị đánh cắp thông tin của 3 tỉ tài khoản (2013). Các bạn có thể xem thêm một số vụ khác tại đây: 6 vụ rò rỉ dữ liệu người dùng lớn trong lịch sử công nghệ. Việc rò rỉ dữ liệu này có thể làm lộ thông tin nhạy cảm của bạn trên trang web đó. Và nghiêm trọng hơn, nếu bạn dùng chung mật khẩu trên nhiều website thì nguy cơ hacker sử dụng thông tin đó để đăng nhập trên các trang web khác là rất cao.

Tuy nhiên, việc kiểm tra thông tin của mình có bị rò rỉ hay không rất khó khăn. Thứ nhất là công cụ để kiểm tra hầu như rất ít. Thứ hai là chỉ kiểm tra được một vụ nổi lên tại thời điểm nhất định. Do đó hầu như chúng ta đều không thể biết thông tin của mình đã từng bị rò rỉ hay chưa, rò rỉ thông tin trên trang web nào.

Firefox Monitor

Với việc ra mắt Firefox 67.0, một công cụ mới được giới thiệu để kiểm tra thông tin của bạn có xuất hiện trong các vụ rò rỉ dữ liệu hay không. Đó chính là Firefox Monitor. Giao diện đơn giản và dễ sử dụng, truy vấn nhanh chóng giúp bạn có kết quả chính xác trong thời gian cực ngắn.

Trang web của Firefox Monitor

https://monitor.firefox.com/

Một số hình ảnh

Giao diện chính:

Lời khuyên khi phát hiện thông tin của bạn bị rò rỉ:

Lưu ý

  • Các bạn sử dụng email của mình để kiểm tra.
  • Khi đăng ký tài khoản thì các bạn có thể nhận được email cảnh báo về các vụ rò rỉ mới, và thông tin của bạn có xuất hiện trong vụ rò rỉ đó không.
  • Kết quả hiển thị trực quan, mình kiểm tra đối với tài khoản của mình thì thấy xuất hiện trong 6 vụ rò rỉ, trong đó có cả vụ của VNG.

Làm gì khi thông tin của bạn bị rò rỉ

  • Thay đổi password, kể cả là tài khoản cũ.
  • Tránh sử dụng password đã bị lộ. Đối với trang web đã sử dụng password đó thì cần đổi ngay khi sử dụng đến password đó.
  • Cài đặt thêm các bước bảo mật khác đối với các tài khoản quan trọng: Facebook, tài khoản ngân hàng, tài khoản công việc,…
  • Sử dụng một số công cụ quản lý password tốt: 1Password, LastPass, Dashlane, và Bitwarden đều là các công cụ tốt để lưu trữ và tự động điền mật khẩu khi cần.

Nguồn bài viết: J2TEAM Community

Đánh giá

Có thể bạn quan tâm

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Website sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn Đồng ý Đọc thêm